Ty thể và lạp thể là 2 cấu trúc có vai trò vô cùng quan trọng trong tế bào nhân thực: ty thể có chức năng hô hấp tế bào, sử dụng oxy để tạo các chất hữu cơ cao năng ATP dự trữ năng lượng cho tế bào (TB); lạp thể có chức năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ và oxy từ CO2 và nước nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, nguồn gốc của ty thể và lạp thể từ đâu? Ban đầu TB nhân sơ thông qua quá trình biến đổi màng sinh chất tạo thành màng nhân và mạng lưới nội chất, ta tạm gọi đó là TB có nhân và mạng lưới nội chất.
Với thuyết nội cộng sinh, các nhà khoa học cho rằng trong quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ lên tế bào nhân thực, TB có nhân và mạng lưới nội chất đã vô tình nuốt phải các TB nhân sơ tiền thân của ty thể, lạp thể. Sau đó, các cấu trúc này tồn tại bên trong và qua quá trình tiến hóa, đã trở thành ty thể, lạp thể ngày nay.
Do tất cả các TB đều có ti thể, chỉ một số có lạp thể nên có thể ti thể nội cộng sinh trước lạp thể. Có nhiều bằng chứng ủng hộ thuyết nội cộng sinh của ti thể và lạp thể như: ty thể, lạp nhân đôi giống với cách một số SV nhân sơ phân chia; chúng chứa DNA vòng giống NST của vi khuẩn, ko liên kết với histone hay protein; ty thể, lạp thể có bộ máy phiên, dịch mã độc lập; ribosome của ti thể và lạp thể có kích thước, trình tự các nucleotide, nhạy cảm với kháng sinh, giống với ribosome của TB nhân sơ hơn so với TB nhân thực.
Sau đây là một đoạn flash miêu tả thuyết nội cộng sinh của ty thể, lạp thể
Liên Quốc Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, xin bạn không dùng lời lục tĩu, không bàn về tôn giáo, chính trị và các vấn đề nhạy cảm khác. Xin chân thành cảm ơn.